Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Bạn đang xem » TeamViewer 6.0 Build 10418 Portable-Điều khiển từ xa .

TeamViewer 6.0 Build 10418 Portable-Điều khiển từ xa

TeamViewer một ứng dụng điều khiển máy tính từ xa an toàn, đơn giản và nhanh chóng. Các bạn có thể sử dụng TeamViewer cho các mục đích sau:
- Hỗ trợ cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân hoặc khách hàng từ xa
- Thuyết trình hoặc chia sẻ n hình trực tuyến
- Chỉnh sửa các thiết lập của máy tính khách từ xa.
TeamViewer có thể truy cập thông qua bức tường lửa và proxies mà không cần các cấu hình đặc biệt
Ngoài ra, TeamViewer còn hỗ trợ một số tính năng như:
- Chia sẻ các tập tin dễ dàng cho máy tính khách
- Chia sẻ hình ảnh bằng Webcam
- Chức năng đàm thoại trực tiếp (VoIP – Voice over IP)
- Tạo ghi chú nhanh trên màn hình với chức năng Whiteboard
- Kiểm soát các phiên kết nối máy tính từ xa với thanh công  cụ mới
- Đồng bộ và quản lý danh sách tài khoản của những người kết nối  từ xa
- …

Có 2 cách sử dụng TeamViewer đó là:
- Sử dụng trực tiếp trên trình duyệt Internet
- Sử dụng bằng chương trình của TeamViewer
1. Sử dụng trực tiếp trên trình duyệt Internet:
1. Đầu tiền, các bạn hãy click vào đây để mở trang đăng nhập của TeamViewer

2. Chọn Sign Up để đăng kí một tài khoản của TeamViewer nếu bạn chưa có

3. Điền thông tin của bạn vào khung đăng kí theo hướng dẫn dưới đây:

Username: Điền tên đăng nhập mà bạn muốn vào đây
E-Mail: Điền địa chỉ e-mail của bạn vào đây
Confirm E-Mail: Nhập lại địa chỉ e-mail của bạn vào đây
Password: Điền mật khẩu mà bạn muốn dùng để đăng nhập vào TeamViewer vào đây
Confirm password: Nhập lại mật khẩu ở ô Password
Type characters: Điền các ký tự có trong ô Picture
Sau khi điền xong các thông tin trên, các bạn hãy click vào Sign Up để thực hiện việc đăng kí
4. Khoảng vài phút sau khi gửi đăng kí, 1 e-mail yêu cầu xác nhận đăng kí trên từ service@teamviewer.com được gửi đến cho bạn. Hãy click vào link trong e-mail đó để xác nhận và hoàn tất đăng kí

5. Đăng nhập vào TeamViewer với tên đăng nhập và mật khẩu mà bạn vừa tạo ở trên

6. Tại giao diện trang chủ của TeamViewer, các bạn hay điền ID và mật khẩu của PC mà bạn muốn truy cập vào khung Establish quick connection.

Xin lưu ý: PC mà các bạn muốn truy cập vào cần phải đang chạy chương trình TeamViewer để kết nối thành công. Nếu không, thông báo lỗi kết nối từ TeamViewer sẽ xuất hiện!

7. Tại giao diện màn hình của PC mà bạn vừa kết nối, phía trên cùng của giao diện sẽ có 1 thanh ngang công cụ, các chức năng có trong thanh công cụ đó là:
* Dấu “X” dùng để ngắt kết nối
* Tại thẻ Action:
- Ctrl+Alt+Del: Dùng để mở Ctrl+Alt+Del ở máy khách
- Remote reboot -> Log off: Dùng để Log off máy khách
- Remote reboot -> Reboot: Dùng để khởi động lại máy khách
- Remote reboot -> Reboot in safe mode: Dùng để khởi động lại máy khách ở chế độ safe mode (chế độ an toàn)
- …
* Tại thẻ View:
- Quality: Tại đây các bạn có thể tùy chỉnh chất lượng hình ảnh của TeamViewer
- Scaling: Tại đây các bạn có thể tùy chỉnh chiều rộng hình ảnh của TeamViewer
- …
* Tại thẻ Extras:
- Keyboard: Chọn thể loại ngôn ngữ cho bàn phím
- Chat: Dùng để chat với máy khách
- Connect info: Thông tin về kết nối
- Show log: Hiện bản ghi


2. Sử dụng bằng chương trình của TeamViewer:
Để sử dụng được TeamViewer, trước tiên, PC của bạn cần phải được cài đặt ứng dụng của TeamViewer. Hãy download và cài đặt phiên bản mới nhất của TeamViewer tại đây
Hướng dẫn cài đặt:

1. Chạy file cài đặt, chương trình có 2  chế độ cho bạn lựa chọn là:
* Install : cài đặt vào máy
* Run: chạy  trực tiếp mà không cần cài đặt

» All 4 You Blog sẽ hướng dẫn cài đặt cho chế độ Install:

1.1. Chọn Install rồi sau đó click Next để tiếp tục

2. Bước tiếp theo TeamViewer sẽ hỏi bạn: “Bạn muốn sử dụng TeamViewer để làm gì?“. Hãy lựa chọn 1 câu trả lời rồi sau đó click vào Next để tiếp tục:

* personal / non-commercial use: cá nhân / mục đích phi thương mại

* company / commercial use: công ty / mục đích thương mại

* both of the above: cả 2 ý trên

» All 4 You Blog sẽ hướng dẫn cài đặt với mục đích personal / non-commercial use : cá nhân / mục đích phi thương mại:

2.1. Chọn personal / non-commercial use rồi sau đó click Next để tiếp tục

3. Chọn I accept the terms of the License AgreementI agree that I will only use TeamViewer for non-commercial and private use rồi sau đó click Next để tiếp tục

4. Tiếp theo TeamViewer sẽ cho bạn 2 lựa chọn đó là:

* Normal installation (default): Cài đặt ở chế độ bình thường (mặc định): Đây là chế độ được TeamViewer đặt làm mặc định cho những ai chưa sử dụng TeamViewer bao giờ

* Start automatically with Windows: Tự khởi động với Windows – Hãy đặt mật khẩu mà bạn muốn dùng để truy cập vào máy tính của mình bằng TeamViewer vào 2 ô PasswordComfirm password: Đây là chế độ rất hữu ích cho những ai muốn truy cập vào máy tính của mình khi ở xa nhà. Khi muốn kết nối vào máy ở nhà để làm 1 số việc thì chỉ cần nhờ người nhà mở máy  lên là bạn có thể làm mọi thứ với máy của mình. Tuy nhiên bạn sẽ phải  nhớ số ID của bạn.

Hãy chọn 1 trong 2 lựa chọn trên rồi sau đó click vào Next để tiếp tục

5. Tiếp đó, TeamViewer lại tiếp tục đưa cho bạn 2 lựa chọn đó là:

* Full access (recommended): Cho phép người khác truy cập vào PC của bạn với đầy đủ quyền hạn

* Cofirm all: Bạn cần phải xác nhận tất cả các hành động của TeamViewer trên máy tính cục bộ

» All 4 You Blog sẽ hướng dẫn cài đặt với lựa chọn Full access (recommended):

5.1. Chọn Full access (recommended) rồi sau đó click Next (Install) để thực hiện quá trình cài đặt

6. Sau khi cài đặt thành công, các bạn hãy click vào Finish để kết thúc quá trình cài đặt.
Sau khi cài đặt xong, giao diện của ứng dụng TeamViewer xuất hiện:
- Ở cột Wait for session: Tại đây sẽ có 2 ô đó là: IDPassword. Đây chính là ID và Password dùng để kết nối đến PC của bạn
- Ở cột Create session: Tại đây sẽ có duy nhất 1 ô ID và 4 tùy chọn kết nối. ô ID này chính ID của máy khách mà bạn cần kết nối.
Để kết nối tới 1 máy khách thì các bạn cần phải có: ID và Password của máy khách đó. Sau khi đã có đầy đủ 2 thông tin trên, các bạn hãy Copy ID của máy khách rồi sau đó dán vào ô ID trong cột Create session. Sau khi dán xong, các bạn hãy click vào Connect the partner để thực hiện quá trình kết nối.
Giải thích ý nghĩa 4 tùy chọn kết nối:

* Remote Support: bạn  sẽ có thể làm gần như là mọi việc như làm trên  chính máy của  mình

* Presentation: bạn chỉ có thể thấy người bên kia làm mà không thể làm gì cả

* File  Transfer: truyền  dữ liệu giữa 2 máy

* VPN: Tạo mạng LAN ảo trong môi trường Internet. Chức năng này rất hay nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có chút kiến thức về tin học.
Lưu ý: Ở cột Wait for session các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ Configure permanent access to this computer ngay dưới ô Password. Hãy click vào đấy nếu bạn muốn đặt một mật khẩu dễ nhớ để truy cập vào PC của bạn bằng TeamViewer.


Mẹo: Chương trình sẽ tạo ngẫu nhiên cho bạn một mật khẩu để bạn dùng nó gửi cho các máy khách mà bạn không muốn chia sẻ mật khẩu của bạn vừa tạo ở trên cho họ. Hãy click chuột vào ô Password của cột Wait for session rồi sau đó chọn Copy dynamic password to clipboard để thực hiện việc Copy mật khẩu ngẫu nhiên đó! – Mật khẩu ngẫu nhiên này sẽ được thay đổi sau mỗi lần tắt kết nối!
- Ở phía dưới, góc phía bên tay phải của ứng dụng TeamViewer các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ Partner list. Hãy click vào đấy để mở cửa sổ truy cập vào tài khoản của TeamViewer (cách đăng kí xem ở mục “Sử dụng trực tiếp trên trình duyệt Internet”)
- Ở phía trên cùng của ứng dụng TeamViewer, các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy 1 thanh ngang các tùy chọn của TeamViewer.

Giải thích các tùy chọn trong mục Extras -> Options:
* Thẻ General: gồm có những tùy chỉnh chung cho chương trình
* Thẻ Security:  những tùy chọn cho việc bảo mật như là chấp nhận truy  cập, cho phép người kia khóa bàn phím  và chuột, ….
* Thẻ Remote  Control: phần Quality – chất lượng
- Automatic quality selection: chương trình tự điều chỉnh
- Optimize  speed: cải thiện tốc độ nhưng hình ảnh xấu
- Optimize  quality: tốc độ chậm nhưng đồ họa cao
- Custom  settings: tự bạn điều chỉnh …
* Thẻ Presentation: phần Quality tương tự như trên
* Thẻ Partner list: tùy chỉnh cho danh sách đối tác, bạn bè, khách hàng, người thân…
* Thẻ Audio: gồm có tùy chỉnh cho chất lượng âm thanh
* Thẻ Video: gồm có tùy chỉnh cho chất lượng hình ảnh
* Thẻ Custom invitation: giúp bạn  mời người khác sử dụng chương trình
* Thẻ Advanced: gồm có cách tùy chình khác như: Ngôn ngữ, bản ghi…
Tại giao diện màn hình của máy khách mà bạn vừa mới kết nối, phía trên cùng của  giao diện sẽ có 1 thanh ngang công cụ, các chức năng có trong thanh công  cụ đó là:
* Dấu “X” dùng để ngắt kết nối
* Tại thẻ Action:
- Ctrl+Alt+Del: Dùng để mở Ctrl+Alt+Del ở máy khách
- Remote reboot -> Log off: Dùng để Log off máy khách
- Remote reboot -> Reboot: Dùng để khởi động lại máy khách
- Remote reboot -> Reboot in safe mode: Dùng để khởi động lại  máy khách ở chế độ safe mode (chế độ an toàn)
- …
* Tại thẻ View:
- Quality: Tại đây các bạn có thể tùy chỉnh chất lượng hình ảnh  của TeamViewer
- Scaling: Tại đây các bạn có thể tùy chỉnh chiều rộng hình ảnh  của TeamViewer
- …
* Tại thẻ Extras:
- Keyboard: Chọn thể loại ngôn ngữ cho bàn phím
- Chat: Dùng để chat với máy khách
- Connect info: Thông tin về kết nối
- Show log: Hiện bản ghi

Với TeamViewer thì khoảng cách giữa 2 máy tính giờ đây không còn là nỗi bận tâm nữa. Mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp đỡ nhau và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong cuộc sống.
Please share it! :(

Comment sẽ bị xóa nếu: Nội dung nhận xét, hình ảnh gây khó chịu, phản cảm. Không liên quan đến bài viết.

Credits